top of page

Khoa học với Trẻ mầm non


Nhắc đến khoa học, thông thường chúng ta sẽ nghĩ đến một bộ môn cao siêu như tìm hiểu cấu tạo trái đất hay nguyên lý hình thành nhưng cơn bão… Và đặt ra câu hỏi “Liệu khoa học có phải là một bộ môn quá sức đối với trẻ mầm non?” Câu trả lời là "Không hề", bởi trên thực tế, khoa học chỉ là quan sát những sự vật, hiện tường xảy ra xung quan ta nhằm phân tích, đánh giá, giải thích cách thức hoạt động và sự tồn tại của sự vật hiện tượng đó. Và xung quanh ta thì có hàng ngàn, hàng vạn sự vật hiện tượng đơn giản mà không kém phần thú vị để trẻ nhỏ khám phá.


Ngay từ lứa tuổi mầm non, việc tiếp cận với khoa học sẽ giúp trẻ có cơ hội hình thành và phát triển khả năng quan sát, phân tích, tính hiếu kỳ và lòng ham hiểu biết. Hơn nữa sẽ giúp trẻ yêu quý cuộc sống xung quanh, tiếp cận gần gũi với thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên và trân trọng những thành quả mà con và những người xung quanh tạo ra.

Trẻ thường có xu hướng thích được tự do tìm hiểu và được thực hành chứ không phải chỉ đứng ngoài nhìn và lắng nghe hay có người lớn phía sau "giật dây". Bởi vậy, hãy để trẻ được tự do tìm hiểu, đề đạt những ý tưởng và thực hành. Vì việc được tự mình động não, khám phá sẽ ghi lại dấu ấn sâu sắc hơn và tự giác khởi sướng việc học hỏi cho trẻ.

Một tiết học thí nghiệm khoa học ở ME

Và khi có những sự việc nằm ngoài tầm của trẻ, lúc này trẻ sẽ đặt câu hỏi. Việc làm này sẽ giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp, trình bày, trao đổi với mọi người và giúp con trẻ hiểu rõ hơn về thế giới xung quanh.

Một giờ học với màu của các bạn nhỏ ở ME

Khi nhận thức được thế giới, trẻ sẽ có hàng ngàn hàng vạn câu hỏi cần lời giải đáp từ người lớn.

Có đôi khi người lớn vì bận rộn hoặc chưa có câu trả lời cho những vấn đề này dẫn tới việc trả lời qua quýt hoặc lờ đi câu hỏi của trẻ. Điều này ảnh hưởng không tốt tới việc tiếp nhận tri thức của trẻ, bởi những tri thức ban đầu sẽ để lại ấn tượng sâu sắc cho con, nếu bị rầy la hoặc lờ đi, trẻ sẽ cho rằng người lớn không thích con hỏi và trẻ sẽ không dám đặt câu hỏi hay rụt rè khi bày tỏ quan điểm của bản thân.

Do đó, người lớn hãy cố gắng giải đáp dù là theo cách đơn giản nhất hay dành thời gian cùng con tìm hiểu thậm trí là hẹn trẻ sẽ giải đáp thắc mắc sau khi tìm hiểu nghiêm túc về sự vật hiên tượng đó.

Một số trò chơi khoa học dành cho trẻ ở ME school:

- Vật nổi – vật chìm

- Chơi với bong bóng xà phòng

- Phân biệt các sự vật hiện tượng đối lập (nóng – lạnh, to – nhỏ…)

- Các thí nghiệm với màu

- Sự đa dạng của vị

- Núi lửa phun trào

- Sự dịch chuyển của nước

- Trồng cây

Và rất rất nhiều những thí nghiệm khác nữa.

Làm quen với nhiều loại nguyên vật liệu cũng giúp trẻ khám phá ra nhiều điều mới lạ

Tiếp cận với khoa học ngay từ những năm tháng đầu đời của trẻ chính là cơ hội để trẻ học hỏi và tích kỹ kiến thức một cách tự nhiên và hiệu quả nhất.

ME School

278 views0 comments
bottom of page